Nhà nước Mới (Bồ Đào Nha)
Nhà nước Mới (Bồ Đào Nha)

Nhà nước Mới (Bồ Đào Nha)

Nhà nước Mới (tiếng Bồ Đào Nha: Estado Novo, phát âm tiếng Bồ Đào Nha[(ɨ)ʃˈtadu, -ðu ˈnovu]) là chế độ chính trị theo chủ nghĩa xã đoàn của Bồ Đào Nha từ năm 1933 đến năm 1974. Tiền thân của Nhà nước Mới là nền Độc tài Quốc gia, được thành lập sau khi cuộc đảo chính ngày 28 tháng 5 năm 1926 lật đổ Đệ nhất Cộng hòa. António de Oliveira Salazar là lãnh tụ của Nhà nước Mới từ năm 1932 đến 1968. Giới sử học gọi chung chế độ Nhà nước Mới và nền Độc tài Quốc gia là Đệ nhị Cộng hòa Bồ Đào Nha.Nhà nước Mới là một trong những chế độ độc tài sống lâu nhất châu Âu. Bản chất của Nhà nước Mới là bảo thủ Công giáo, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã đoàn. Nhà nước Mới chống các chủ trương cấp tiến, như chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa vô trị, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa chống thực dân.[lower-alpha 1] Quốc sách của Nhà nước Mới là duy trì đế quốc của Bồ Đào Nha, có diện tích tổng cộng 2,168,071 km². Nhà nước Mới chủ trương Bồ Đào Nha là nước đa lục địa, tức là Angola, Mozambique và các lãnh thổ Bồ Đào Nha khác đều là một phần của nước mẹ, Bồ Đào Nha có sứ mệnh giáo hóa người dân ở các thuộc địa châu Á, châu Phi. Các đế quốc khác đã chịu theo làn gió quốc tế tự quyết, độc lập.[3] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhà nước Mới bị hầu hết cộng đồng quốc tế công kích do không chịu từ bỏ các thuộc địa.Năm 1955, Bồ Đào Nha gia nhập Liên Hợp Quốc. Bồ Đào Nha là thành viên sáng lập của NATO, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tếHiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu. Năm 1968, Marcello Caetano được bổ nhiệm làm thủ tướng thay thế cho Salazar. Bồ Đào Nha tiếp tục chính sách hội nhập kinh tế với châu Âu, ký hiệp định mậu dịch tự do với Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1972.Cuối thập niên 50, Bồ Đào Nha đã xóa nạn mù chữ trẻ em tuổi đi học.[4][5] Từ năm 1950 tới năm 1970, GDP bình quân đầu người tăng trung bình 5.7% mỗi năm.[6] Năm 1960, GDP bình quân đầu người của Bồ Đào Nha chỉ bằng 38% trung bình Cộng đồng châu Âu. Năm 1968, GDP bình quân đầu người đã lên tới 48%. Năm 1973, GDP bình quân đầu người bằng 56.4% trung bình Cộng đồng châu Âu.[7] Nhìn chung, nền kinh tế Bồ Đào Nha phục hồi chút ít cho đến năm 1950, rồi tăng trưởng mạnh, bắt đầu tiến kịp các nước giàu nhất Tây Âu.[8] Tuy nhiên, Bồ Đào Nha vẫn có GDP bình quân đầu người thấp nhất Tây Âu, tỷ lệ chết có thể phòng ngừa và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao nhất ở châu Âu.[9][10][11] Ngày 25 tháng 4 năm 1974, một nhóm sĩ quan cấp tiến ở Lisboa gây binh biến lật đổ Nhà nước Mới.

Nhà nước Mới (Bồ Đào Nha)

• 1970 22,521,010
• 1932–1968 António de Oliveira Salazar
• 1958–1974 Américo Tomás
Hiện nay là một phần của  Bồ Đào Nha
 Angola
 Mozambique
 Guinea-Bissau
 Cabo Verde
 São Tomé và Príncipe
 Ấn Độ (Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha)
 Đông Timor
 Trung Quốc
   Ma Cao
Chính phủ Chế độ cộng hòa một đảng đơn nhất độc tài theo tư tưởng của Salazar
Tôn giáo chính Công giáo
• 1940 17,103,404
Mã ISO 3166 PT
Thủ tướng  
Lịch sử  
• Cách mạng Cẩm chướng 25 tháng 4 1974
Dân số  
Đơn vị tiền tệ Escudo
• 1926–1951 Óscar Carmona
• 1951–1958 Francisco Craveiro Lopes
Ngôn ngữ thông dụng Tiếng Bồ Đào Nha
• Sáng lập 19 tháng 3 1933
Thủ đô Lisboa
• Kết nạp vào Liên hiệp Quốc 14 tháng 12 năm 1955
Lập pháp
Diện tích  
• 1968–1974 Marcello Caetano
• Viện lập pháp Quốc hội
Tổng thống  
• Viện tư vấn Viện xã đoàn

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà nước Mới (Bồ Đào Nha) http://ultramar.terraweb.biz/Noticia_joaobravodama... http://www.economist.com/world/mideast-africa/disp... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://digitalcommons.wcl.american.edu/cgi/viewcon... http://www.brown.edu/Departments/Portuguese_Brazil... http://libro.uca.edu/payne2/index.htm http://www.eric.ed.gov/contentdelivery/servlet/ERI... http://maltez.info/respublica/portugalpolitico/gru... http://www.portugal-info.net/history/second-republ...